Trong y học, đôi bàn chân được xem là trái tim thứ 2 của con người khi chứa hơn 7.200 dây thần kinh, 2.000 tuyến nội tiết cùng các động mạch và tĩnh mạch khác. Việc bảo vệ cho đôi bàn chân là điều bạn cần phải làm để có được một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, bàn chân lại dễ xuất hiện những dị tật do di truyền hoặc do các hoạt động sinh hoạt không đúng cách.
Trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu những dị tật bàn chân thường gặp cũng như cách điều trị các căn bệnh này hiệu quả.
1. Bàn chân bẹt ở trẻ em và người lớn
Những người có vòm chân rất thấp hoặc không có vòm được xem là người mắc phải hội chứng bàn chân bẹt. Theo thống kê có hơn 30% người châu Á mắc phải căn bệnh này trong đó bao gồm người Việt Nam. Không giống như quan niệm của ông bà xưa về bàn chân phẳng (bàn chân không có vòm) sẽ mang lại sự phú quý, bàn chân bẹt được xem là một trong những dị tật của chân ảnh hưởng đến dáng đi và nghiêm trọng hơn là có thể gây vẹo cột sống.
Bố mẹ có thể thực hiện thử bài kiểm tra đơn giản sau đây để biết được cấu trúc vòm chân của trẻ.
- Bước 1: Cho trẻ nhún chân vào nước.
- Bước 2: Cho trẻ đứng trên mặt giấy hoặc mặt sàn có màu tối dễ thấy được vết nước.
- Bước 3: Nhìn vào dấu chân trẻ được in lại, nếu vết nước có hình toàn bộ bàn chân và không có vết hõm nào thì có thể con của bạn đã mắc phải chứng bàn chân bẹt.

Độ tuổi vàng để phát hiện và điều trị hiệu quả nhất tật bàn chân bẹt là từ 3 – 7 tuổi, lúc xương của trẻ còn mềm nên khả năng tái tạo vòm bàn chân thuận lợi nhất. Đối với người trưởng thành việc điều trị tật bàn chân bẹt hiệu quả sẽ không bằng, tuy nhiên sẽ cải thiện được vận động và giúp cơ thể cân bằng, giúp ngăn ngừa tiến triển của các biến chứng khác như đau khớp cổ chân, đau đầu gối, đau lưng…
2. Viêm cơ mạc bàn chân
Viêm cơ mạc bàn chân (viêm cân gan bàn chân) là một loại bệnh khá phổ biến ở người trung niên và những người trẻ ít vận động, khiến sợi dây chằng không có độ co giãn. Cơ mạc bàn chân là sợi dây chằng kéo dài từ gót chân tới các ngón chân có chức năng giúp bàn chân dễ dàng chuyển động hơn. Phần dễ bị tổn thương thường nằm ở phần nối của nó với gót chân và gây ra chứng viêm cơ mạc bàn chân.

Triệu chứng nhận biết là các cơn đau ở gót chân thường xảy ra vào buổi sáng khi bạn mới bước chân xuống giường, mỗi ngày mức độ sẽ tăng dần từ nhẹ đến nặng. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc rõ rệt. Ở một số người còn cảm thấy nóng rát ở phía dưới bàn chân kéo dài ra từ gót chân.
3. Chứng viêm bao hoạt dịch ngón cái
Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái là tình trạng thường thấy ở nhiều người, tuy phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lý này. Về bản chất, viêm bao hoạt dịch ngón cái là tình trạng ngón cái bị quẹo vào phía trong, tạo thành 1 cục bướu ở khớp ngón chân cái. Căn bệnh này có sự liên quan với bàn chân bẹt hoặc mô liên kết của bàn chân quá yếu sẽ dễ dẫn đến viêm bao hoạt dịch.
Để nhận biết tình trạng này, bạn có thể quan sát bằng mắt thường, người mắc chứng viêm bao hoạt dịch thì ngón chân sẽ nghiêng qua 1 bên. Dấu hiệu tiếp theo bạn cần lưu ý là khi viêm bao hoạt dịch bắt đầu hình thành, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau. Khi cảm nhận được những thay đổi bất thường ở bàn chân, bạn nên đến phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị dứt điểm.
4. Ngón chân đầu búa
Tật bàn chân ngón chân đầu búa là tình trạng một ngón chân bị uốn cong bất thường ở khớp giữa trông giống như một cái búa. Dị tật này hình thành do sự mất cân bằng ở các cơ xung quanh gân hoặc dây chằng thường giữ cho ngón chân thẳng. Các yếu tố hình thành có thể kể đến như loại giày bạn đi, cấu trúc bàn chân, chấn thương và một số tình trạng bệnh tật có thể góp phần gây ra tật ngón chân đầu búa.
Tương tự như bao hoạt dịch ngón cái, ngón chân đầu búa cũng có thể quan sát được với hình dạng ngón chân cong vào trong, trở thành hình dạng như cây búa. Người bị ngón chân đầu búa sẽ cảm thấy khó khăn trong việc đi lại. Mặc dù không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài tình trạng này, người bệnh sẽ khó lòng phục hồi hình dáng bàn chân như ban đầu.
5. U dây thần kinh Morton
U dây thần kinh Morton là tình trạng đau thường xảy ra ở ngón chân thứ 3 và thứ 4. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do sự dày lên bất thường của mô xung quanh một trong những dây thần kinh dẫn đến các ngón chân.
Khi mắc chứng u dây thần kinh Morton, người bệnh sẽ cảm thấy đau như đang đứng chân trần trên sỏi. Ngón chân sẽ cảm giác như bị châm chích, bỏng rát và tê. Cách tốt nhất để điều trị căn bệnh này là bạn không nên cố chịu đựng các cơn đau mà hãy đến các cơ sở y tế thăm khám ngay từ biểu hiện đau đầu tiên.
Chẩn đoán và điều trị các dị tật bàn chân
Bàn chân là một bộ phận quan trọng, là nền tảng chịu lực của toàn bộ cơ thể, không chỉ giúp chúng ta di chuyển hằng ngày mà mỗi một vị trí trên lòng bàn chân còn gắn kết với nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Chính vì thế, khi cảm nhận bàn chân xuất hiện những cơn đau bất thường, điều bạn cần làm là hãy đến ngay các đơn vị y tế chuyên khoa cơ xương khớp uy tín để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Phòng khám ACC là một trong những đơn vị chuyên khoa về Thần kinh cột sống hàng đầu tại Việt Nam. Với các chi nhánh tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, người bệnh có thể dễ dàng tìm đến và yên tâm trong việc điều trị.
Phòng khám bao gồm các bác sĩ nước ngoài có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm đến từ nước Mỹ, Pháp, Canada, NewZealand, Hàn Quốc. Để nâng cao hiệu quả điều trị, bên cạnh phương pháp Trị liệu Thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương khớp), bệnh nhân đồng thời được kết hợp điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng với các thiết bị tiên tiến nhất.
- Đối với các bệnh lý bàn chân bắt nguồn từ “bàn chân bẹt”, phương pháp điều trị tối ưu dành cho bệnh nhân là mang “Đế chỉnh hình bàn chân”.đây là liệu pháp điều trị tốt nhất mà không cần phải sử dụng đến thuốc hay phẫu thuật xương chân.
Không giống những loại đế chỉnh hình được bán sẵn tại các cửa hàng, phòng khám ACC sử dụng công nghệ Cad-Cam hiện đại của Thụy Sĩ để định vị đo độ dày bàn chân và tiến hành gia công bằng tay tạo ra những chiếc đế giày vừa vặn với cấu trúc chân của từng bệnh nhân. Tùy từng bệnh lý, bác sĩ có thể tiến hành nắn chỉnh lại xương chân, kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng và các bài tập tài nhà giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.
- Trị liệu Thần kinh cột sống được hơn 80% các bệnh nhân tại Mỹ và châu Âu đánh giá là phương pháp tối ưu và mang lại hiệu quả trị liệu cao nhất mà không cần phải sử dụng đến thuốc hay phẫu thuật.
Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ có chuyên môn Thần kinh cột sống (Chiropractor) sẽ tiến hành dùng tay nắn chỉnh các đốt sống, khớp xương bị sai lệch về lại đúng vị trí, điều chỉnh cấu trúc
Sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giảm chèn ép dây thần kinh. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu.
- Vật lý trị liệu: là một nhánh của y học phục hồi chức năng, hỗ trợ bệnh nhân phục hồi các hoạt động sinh lý tốt hơn. Tùy vào tình trạng, mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại hình vật lý trị liệu phù hợp như sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ 4…đồng thời kết hợp các bài tập phục hồi chức năng tùy theo tình trạng bệnh nhân giúp bệnh nhân mau chóng bình phục.
(Theo Hellobacsi)