Đau khớp gối có thể liên quan đến chấn thương, các loại viêm khớp và một số vấn đề sức khỏe khác. Mặc dù có thể gây đau đớn và khó chịu nhưng hầu hết các trường hợp đều có thể điều trị được. Do đó, nếu bị đau khớp gối người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Đau khớp gối có thể do chấn thương, viêm khớp hoặc một số bệnh lý khác
Nguyên nhân gây đau khớp gối
Khớp gối là một cấu trúc phức tạp bao gồm ba xương chính, các gân, dây chằng và sụn. Do đó, đau khớp gối có thể liên quan đến tổn thương hoặc bệnh có liên quan đến một trong số các trúc này. Nếu người bệnh bị đau khớp gối, các nguyên nhân phổ biến có thể thường bao gồm:
Chấn thương khớp gối
Chấn thương đầu gối có thể gây ảnh hưởng đến dây chằng, gân hoặc các sụn ở đầu gối và gây đau khớp gối. Các chấn thương phổ biến thường bao gồm:
- Gãy xương: Xương đầu gối bao gồm xương đùi, xương ống chân và xương bánh chè. Trong một số trường hợp xương bánh chè ở đầu gối có thể bị gãy, nứt vỡ trong các va chạm, tai nạn hoặc té ngã. Bên cạnh đó, những người bị loãng xương, yếu xương cũng có thể bị gãy xương đầu gối khi chỉ bước đi sai tư thế.
- Trật xương khớp gối: Đây là tình trạng xương bánh chè ở khớp gối trượt ra khỏi vị trí ban đầu, thường là ở bên ngoài khớp gối và gây đau khớp.
- Viêm gân bánh chè: Viêm gân là tình trạng kích thích và viêm ở một hoặc nhiều gân ở khớp gối và dẫn đến đau. Tình trạng này thường phổ biến ở những người chạy bộ, vận động viên đi xe đạp hoặc những người tham gia vào các môn thể thao nhảy cao, nhảy xa.
Viêm khớp gối
Có nhiều loại viêm khớp khác nhau có thể ảnh hưởng đến khớp gối, hai loại phổ biến nhất bao gồm:
- Thoái hóa khớp gối: Đây là tình trạng hao mòn tự nhiên các sụn ở đầu gối khi cơ thể lão hóa, thường phổ biến ở người trên 50 tuổi. Khi sụn khi tổn thương, hao mòn sẽ dẫn đến các cơn đau tăng dần theo thời gian, từ đau âm ỉ đến đau liên tục không kiểm soát được.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh tự miễn, theo đó hệ thống miễn dịch sẽ tấn công một số khớp trong cơ thể, bao gồm khớp gối. Tình trạng này dẫn đến sưng đỏ và đau khớp gối. Đau khớp gối do viêm khớp dạng thấp thường có xu hướng được cải thiện khi người bệnh vận động.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn: Trong một số trường hợp, khớp gối có thể bị nhiễm trùng dẫn đến sưng, đỏ và đau. Đây là bệnh lý cần được điều trị phù hợp để tránh gây tổn thương trên sụn đầu gối và gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Tình trạng viêm khớp gối có thể gây tổn thương cấu trúc khớp và gây đau
Bệnh Gout
Bệnh Gout có thể gây sưng, đỏ, nóng và đau ở các khớp. Mặc dù không phổ biến những các triệu chứng Gout cũng có thể ảnh hưởng đến khớp gối và gây đau khớp gối nghiêm trọng.
Các triệu chứng Gout là kết quả của sự tích tụ các tinh thể Axit Uric trong khớp. Những tinh thể siêu nhỏ này tích tụ trong các mô mềm của khớp, gây đau, khó chịu cũng như khiến khớp sưng, đỏ và có cảm giác nóng rát.
Hoại tử vô mạch ở đầu gối
Hoại tử vô mạch là tình trạng mô xương bị chết do thiếu nguồn cung cấp máu. Nếu tình trạng này xảy ra ở đầu gối, người bệnh có thể bị sưng khớp gối và cảm thấy đau dữ dội ở bên trong đầu gối. Một số trường hợp người bệnh cũng bị đau khi uốn cong hoặc duỗi thẳng đầu gối.
Hoại tử vô mạch ở khớp gối không phổ biến và thường xuất hiện sau một chấn thương. Tuy nhiên, những người loãng xương hoặc có các bệnh xương khớp khác cũng có thể gặp tình trạng này mà không trải qua chấn thương.
Các yếu tố rủi ro khác
Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, đôi khi đau khớp gối có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:
- Béo phì hoặc thừa cân: Tình trạng này có thể gây căng thẳng cho khớp gối ngay cả trong các hoạt động bình thường như đi bộ hoặc lên xuống cầu thang. Ngoài ra, béo phì cũng làm tăng nguy cơ viêm xương khớp và làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
- Khớp gối thiếu linh hoạt: Cơ bắp và khớp mạnh mẽ giúp ổn định và bảo vệ các khớp chuyển động linh hoạt. Do đó, thiếu sức mạnh hoặc sự linh hoạt ở khớp gối có thể dẫn đến các cơ đau và làm tăng nguy cơ chấn thương.
- Một số môn thể thao hoặc tính chất nghề nghiệp: Một số môn thể thao có thể gây căng thẳng cho khớp gối như trượt tuyết, bóng rổ,… có thể làm tăng áp lực và nguy cơ đau khớp gối. Ngoài ra, những công việc đòi hỏi sự căng thẳng thường xuyên ở khớp gối như xây dựng cũng làm tăng nguy cơ đau khớp.

Béo phì là một trong những yếu tố rủi ro có thể dẫn đến viêm, đau khớp gối
Đau khớp gối khi nào cần đi khám bác sĩ?
Một chấn thương đầu gối từ tại nạn, va chạm, té ngã có thể cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Trong một số trường hợp, rách đầu gối, có vết cắt sâu, sưng hoặc khi người bệnh không thể sử dụng chân, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
Ngoài ra, đối với các trường hợp đau khớp gối khác, người bệnh cần đến bệnh viện nếu:
- Tình trạng đau khớp diễn ra trong một thời gian dài hoặc tái phát thường xuyên
- Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian
- Cơn đau khớp gối gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày
Kỹ thuật chẩn đoán tình trạng đau khớp gối
Để chẩn đoán tình trạng đau khớp gối, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra tình trạng khớp gối, khả năng di chuyển hoặc ấn nhẹ vào khớp để đánh giá các cấu trúc bên trong khớp gối.
Bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng và đề nghị một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng đau khớp gối
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang: Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để phát hiện tình trạng gãy xương và các bệnh thoái hóa khớp.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Đây là kỹ thuật sử dụng máy quét Ct và tia X để chụp nhiều góc độ khác nhau và cho ra nhiều hình ảnh cắt ngang ở khớp gối. Quét CT có thể hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề về gãy xương, viêm khớp và bệnh Gout.
- Siêu âm khớp: Công nghệ này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh cấu trúc mô mềm bên trong đầu gối.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng sóng radio để tạo hình ảnh 3D bên trong đầu gối của người bệnh. Xét nghiệm này thường được sử dụng để chẩn đoán các chấn thương mô mềm như gân, sụn và cơ bắp.
Các biện pháp chăm sóc khi đau khớp gối
Không phải tất cả các trường hợp đau khớp gối đều nghiêm trọng. Trong một số trường hợp người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng.

Các biện pháp massage, xoa bóp tại nhà có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau khớp gối
Các biện pháp tự chăm sóc phổ biến bao gồm:
- Dành thời gian nghỉ ngơi
Người bệnh cần tránh các hoạt động căng thẳng trên đầu gối cho đến khi tình trạng đau khớp gối giảm hẳn. Người bệnh có thể cần 1 - 2 ngày nghỉ ngơi hoàn toàn cho các chấn thương nhẹ, tuy nhiên chấn thương nghiêm trọng có thể cần nhiều thời gian hơn hoặc điều trị y tế.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Nhiệt độ có thể giảm đau do viêm khớp. Nhiệt độ cao có thể giúp các khớp thư giãn và cải thiện tình trạng cứng khớp. Trong khi đó, chườm lạnh có thể giảm đau, viêm và sưng.
- Xoa bóp, massage khớp gối
Tác động cơ tại chỗ giúp cơ thư giãn, giảm tình trạng co cứng cơ, giúp người bệnh bớt đau nhức. Phương pháp này còn kích thích lưu thông khí huyết, giúp nước, dưỡng chất được vận chuyển tới nuôi dưỡng, phục sụn khớp nhanh hơn.
- Giảm áp lực cho khớp gối
Nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, người bị đau khớp gối nên tiến hành giảm cân để giảm trọng lượng đè lên khớp.
Người bệnh cần mang giày có đệm chân và di chuyển ở nơi bằng phẳng để hỗ trợ bàn chân và đầu gối. Điều này có thể hạn chế các cơn đau và không làm tình trạng đau khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh ngủ nằm nghiêng, sử dụng gối đặt ở hai bên cơ thể để tránh nghiêng người sang hai bên. Ngoài ra, nếu có thói quen ngủ nghiêng, bệnh nhân có thể đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối để giảm áp lực.
- Vận động, tập thể dục vừa sức, thường xuyên
Khi xương khớp đã được phục hồi cơ bản, người bệnh cần tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên. Vận động giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa, teo cơ, xương, giúp các mô, xương, sụn hoạt động linh hoạt hơn. Ngoài ra, tập thể dục cũng tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ cho các hoạt động của khớp gối.
Điều trị đau khớp gối
Nếu đã áp dụng các biện pháp chăm sóc mà tình trạng đau khớp vẫn không có tiến triển, người bệnh cần tới can thiệp y tế thích hợp. Tương ứng với từng nhóm nguyên nhân gây bệnh, sẽ có phương pháp điều trị đau khớp gối tương ứng.
- Cố định khớp gối
Trong trường hợp bệnh nhân bị đau khớp gối do chấn thương sau tai nạn, va đập mạnh, dùng đai cố định, nạng hoặc bó bột để giữ đầu gối ở đúng vị trí sẽ giúp làm lành chấn thương nhanh. Với các trường hợp khác, phương pháp này không có hiệu quả.
Trong trường hợp chấn thương nặng, chỉ cố định cũng không thể đem lại hiệu quả tối ưu trong điều trị. Bác sĩ có thể sẽ dùng kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác phù hợp.
- Dùng thuốc tân dược
Các loại thuốc thường được kê cho người bệnh bị đau khớp gối gồm: thuốc giảm đau (paracetamol, acetaminophen); thuốc chống viêm giảm đau không steroid (aspirin, diclofenac, ibuprofen, naproxen); vitamin nhóm B liều cao; thuốc tiêm chứa corticosteroid; thuốc giãn cơ; thực phẩm chức năng hỗ trợ phục hồi xương khớp là.
Đây là phương pháp phổ biến, có thể dùng trong điều trị nhiều trường hợp đau khớp gối khác nhau: Chấn thương gối, viêm khớp, gout… Tuy nhiên, các loại thuốc này tồn tại khá nhiều tác phụ, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của tim, gan, thận, dạ dày, hệ thần kinh…
Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị, không tự ý dùng thuốc hoặc thêm bớt liều lượng.
- Phẫu thuật trị đau khớp gối
Với trường hợp tổn thương khớp gối nghiêm trọng, không đáp ứng các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành một trong các phương pháp phẫu thuật:
Phẫu thuật nội soi sửa chữa tổn thương: Áp dụng cho trường hợp khớp gối bị tổn thương một phần nhỏ hoặc tổn thương xung quanh khớp.
Thay khớp gối bán phần: Áp dụng cho trường hợp ½ khớp gối bị tổn thương không thể phục hồi hoặc nếu không loại bỏ, tổn thương có thể lan sang vùng khác.
Thay khớp gối toàn phần: Áp dụng cho trường hợp khớp gối bị tổn thương hoàn toàn, không còn khả năng phục hồi.
Trong và sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như đau đớn, mất máu, nhiễm trùng, tổn thương cơ, xương, khớp vĩnh viễn… Vì vậy, người bệnh nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên môn, cân nhắc giữa yếu tố cơ hội và rủi ro trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Chữa đau khớp gối bằng Y học cổ truyền
Nhờ khắc phục được hạn chế của các phương pháp điều trị khác, chữa đau khớp gối bằng Y học cổ truyền dần trở thành hướng điều trị được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Đặc biệt, các bệnh nhân bị đau khớp gối do các nguyên nhân liên quan tới chuyển hóa, rối loạn miễn dịch, thoái hóa như viêm khớp, gout, thoái hóa khớp rất thích hợp với cách chữa này.
Đau khớp gối có thể liên quan đến chấn thương, các loại viêm khớp và một số vấn đề sức khỏe khác. Mặc dù có thể gây đau đớn và khó chịu nhưng hầu hết các trường hợp đều có thể điều trị được. Do đó, nếu bị đau khớp gối người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Đau khớp gối có thể do chấn thương, viêm khớp hoặc một số bệnh lý khác
Nguyên nhân gây đau khớp gối
Khớp gối là một cấu trúc phức tạp bao gồm ba xương chính, các gân, dây chằng và sụn. Do đó, đau khớp gối có thể liên quan đến tổn thương hoặc bệnh có liên quan đến một trong số các trúc này. Nếu người bệnh bị đau khớp gối, các nguyên nhân phổ biến có thể thường bao gồm:
Chấn thương khớp gối
Chấn thương đầu gối có thể gây ảnh hưởng đến dây chằng, gân hoặc các sụn ở đầu gối và gây đau khớp gối. Các chấn thương phổ biến thường bao gồm:
- Gãy xương: Xương đầu gối bao gồm xương đùi, xương ống chân và xương bánh chè. Trong một số trường hợp xương bánh chè ở đầu gối có thể bị gãy, nứt vỡ trong các va chạm, tai nạn hoặc té ngã. Bên cạnh đó, những người bị loãng xương, yếu xương cũng có thể bị gãy xương đầu gối khi chỉ bước đi sai tư thế.
- Trật xương khớp gối: Đây là tình trạng xương bánh chè ở khớp gối trượt ra khỏi vị trí ban đầu, thường là ở bên ngoài khớp gối và gây đau khớp.
- Viêm gân bánh chè: Viêm gân là tình trạng kích thích và viêm ở một hoặc nhiều gân ở khớp gối và dẫn đến đau. Tình trạng này thường phổ biến ở những người chạy bộ, vận động viên đi xe đạp hoặc những người tham gia vào các môn thể thao nhảy cao, nhảy xa.
Viêm khớp gối
Có nhiều loại viêm khớp khác nhau có thể ảnh hưởng đến khớp gối, hai loại phổ biến nhất bao gồm:
- Thoái hóa khớp gối: Đây là tình trạng hao mòn tự nhiên các sụn ở đầu gối khi cơ thể lão hóa, thường phổ biến ở người trên 50 tuổi. Khi sụn khi tổn thương, hao mòn sẽ dẫn đến các cơn đau tăng dần theo thời gian, từ đau âm ỉ đến đau liên tục không kiểm soát được.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh tự miễn, theo đó hệ thống miễn dịch sẽ tấn công một số khớp trong cơ thể, bao gồm khớp gối. Tình trạng này dẫn đến sưng đỏ và đau khớp gối. Đau khớp gối do viêm khớp dạng thấp thường có xu hướng được cải thiện khi người bệnh vận động.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn: Trong một số trường hợp, khớp gối có thể bị nhiễm trùng dẫn đến sưng, đỏ và đau. Đây là bệnh lý cần được điều trị phù hợp để tránh gây tổn thương trên sụn đầu gối và gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Tình trạng viêm khớp gối có thể gây tổn thương cấu trúc khớp và gây đau
Bệnh Gout
Bệnh Gout có thể gây sưng, đỏ, nóng và đau ở các khớp. Mặc dù không phổ biến những các triệu chứng Gout cũng có thể ảnh hưởng đến khớp gối và gây đau khớp gối nghiêm trọng.
Các triệu chứng Gout là kết quả của sự tích tụ các tinh thể Axit Uric trong khớp. Những tinh thể siêu nhỏ này tích tụ trong các mô mềm của khớp, gây đau, khó chịu cũng như khiến khớp sưng, đỏ và có cảm giác nóng rát.
Hoại tử vô mạch ở đầu gối
Hoại tử vô mạch là tình trạng mô xương bị chết do thiếu nguồn cung cấp máu. Nếu tình trạng này xảy ra ở đầu gối, người bệnh có thể bị sưng khớp gối và cảm thấy đau dữ dội ở bên trong đầu gối. Một số trường hợp người bệnh cũng bị đau khi uốn cong hoặc duỗi thẳng đầu gối.
Hoại tử vô mạch ở khớp gối không phổ biến và thường xuất hiện sau một chấn thương. Tuy nhiên, những người loãng xương hoặc có các bệnh xương khớp khác cũng có thể gặp tình trạng này mà không trải qua chấn thương.
Các yếu tố rủi ro khác
Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, đôi khi đau khớp gối có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:
- Béo phì hoặc thừa cân: Tình trạng này có thể gây căng thẳng cho khớp gối ngay cả trong các hoạt động bình thường như đi bộ hoặc lên xuống cầu thang. Ngoài ra, béo phì cũng làm tăng nguy cơ viêm xương khớp và làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
- Khớp gối thiếu linh hoạt: Cơ bắp và khớp mạnh mẽ giúp ổn định và bảo vệ các khớp chuyển động linh hoạt. Do đó, thiếu sức mạnh hoặc sự linh hoạt ở khớp gối có thể dẫn đến các cơ đau và làm tăng nguy cơ chấn thương.
- Một số môn thể thao hoặc tính chất nghề nghiệp: Một số môn thể thao có thể gây căng thẳng cho khớp gối như trượt tuyết, bóng rổ,… có thể làm tăng áp lực và nguy cơ đau khớp gối. Ngoài ra, những công việc đòi hỏi sự căng thẳng thường xuyên ở khớp gối như xây dựng cũng làm tăng nguy cơ đau khớp.

Béo phì là một trong những yếu tố rủi ro có thể dẫn đến viêm, đau khớp gối
Đau khớp gối khi nào cần đi khám bác sĩ?
Một chấn thương đầu gối từ tại nạn, va chạm, té ngã có thể cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Trong một số trường hợp, rách đầu gối, có vết cắt sâu, sưng hoặc khi người bệnh không thể sử dụng chân, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
Ngoài ra, đối với các trường hợp đau khớp gối khác, người bệnh cần đến bệnh viện nếu:
- Tình trạng đau khớp diễn ra trong một thời gian dài hoặc tái phát thường xuyên
- Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian
- Cơn đau khớp gối gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày
Kỹ thuật chẩn đoán tình trạng đau khớp gối
Để chẩn đoán tình trạng đau khớp gối, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra tình trạng khớp gối, khả năng di chuyển hoặc ấn nhẹ vào khớp để đánh giá các cấu trúc bên trong khớp gối.
Bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng và đề nghị một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng đau khớp gối
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang: Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để phát hiện tình trạng gãy xương và các bệnh thoái hóa khớp.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Đây là kỹ thuật sử dụng máy quét Ct và tia X để chụp nhiều góc độ khác nhau và cho ra nhiều hình ảnh cắt ngang ở khớp gối. Quét CT có thể hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề về gãy xương, viêm khớp và bệnh Gout.
- Siêu âm khớp: Công nghệ này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh cấu trúc mô mềm bên trong đầu gối.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng sóng radio để tạo hình ảnh 3D bên trong đầu gối của người bệnh. Xét nghiệm này thường được sử dụng để chẩn đoán các chấn thương mô mềm như gân, sụn và cơ bắp.
Các biện pháp chăm sóc khi đau khớp gối
Không phải tất cả các trường hợp đau khớp gối đều nghiêm trọng. Trong một số trường hợp người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng.

Các biện pháp massage, xoa bóp tại nhà có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau khớp gối
Các biện pháp tự chăm sóc phổ biến bao gồm:
- Dành thời gian nghỉ ngơi
Người bệnh cần tránh các hoạt động căng thẳng trên đầu gối cho đến khi tình trạng đau khớp gối giảm hẳn. Người bệnh có thể cần 1 - 2 ngày nghỉ ngơi hoàn toàn cho các chấn thương nhẹ, tuy nhiên chấn thương nghiêm trọng có thể cần nhiều thời gian hơn hoặc điều trị y tế.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Nhiệt độ có thể giảm đau do viêm khớp. Nhiệt độ cao có thể giúp các khớp thư giãn và cải thiện tình trạng cứng khớp. Trong khi đó, chườm lạnh có thể giảm đau, viêm và sưng.
- Xoa bóp, massage khớp gối
Tác động cơ tại chỗ giúp cơ thư giãn, giảm tình trạng co cứng cơ, giúp người bệnh bớt đau nhức. Phương pháp này còn kích thích lưu thông khí huyết, giúp nước, dưỡng chất được vận chuyển tới nuôi dưỡng, phục sụn khớp nhanh hơn.
- Giảm áp lực cho khớp gối
Nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, người bị đau khớp gối nên tiến hành giảm cân để giảm trọng lượng đè lên khớp.
Người bệnh cần mang giày có đệm chân và di chuyển ở nơi bằng phẳng để hỗ trợ bàn chân và đầu gối. Điều này có thể hạn chế các cơn đau và không làm tình trạng đau khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh ngủ nằm nghiêng, sử dụng gối đặt ở hai bên cơ thể để tránh nghiêng người sang hai bên. Ngoài ra, nếu có thói quen ngủ nghiêng, bệnh nhân có thể đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối để giảm áp lực.
- Vận động, tập thể dục vừa sức, thường xuyên
Khi xương khớp đã được phục hồi cơ bản, người bệnh cần tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên. Vận động giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa, teo cơ, xương, giúp các mô, xương, sụn hoạt động linh hoạt hơn. Ngoài ra, tập thể dục cũng tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ cho các hoạt động của khớp gối.
Điều trị đau khớp gối
Nếu đã áp dụng các biện pháp chăm sóc mà tình trạng đau khớp vẫn không có tiến triển, người bệnh cần tới can thiệp y tế thích hợp. Tương ứng với từng nhóm nguyên nhân gây bệnh, sẽ có phương pháp điều trị đau khớp gối tương ứng.
- Cố định khớp gối
Trong trường hợp bệnh nhân bị đau khớp gối do chấn thương sau tai nạn, va đập mạnh, dùng đai cố định, nạng hoặc bó bột để giữ đầu gối ở đúng vị trí sẽ giúp làm lành chấn thương nhanh. Với các trường hợp khác, phương pháp này không có hiệu quả.
Trong trường hợp chấn thương nặng, chỉ cố định cũng không thể đem lại hiệu quả tối ưu trong điều trị. Bác sĩ có thể sẽ dùng kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác phù hợp.
- Dùng thuốc tân dược
Các loại thuốc thường được kê cho người bệnh bị đau khớp gối gồm: thuốc giảm đau (paracetamol, acetaminophen); thuốc chống viêm giảm đau không steroid (aspirin, diclofenac, ibuprofen, naproxen); vitamin nhóm B liều cao; thuốc tiêm chứa corticosteroid; thuốc giãn cơ; thực phẩm chức năng hỗ trợ phục hồi xương khớp là.
Đây là phương pháp phổ biến, có thể dùng trong điều trị nhiều trường hợp đau khớp gối khác nhau: Chấn thương gối, viêm khớp, gout… Tuy nhiên, các loại thuốc này tồn tại khá nhiều tác phụ, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của tim, gan, thận, dạ dày, hệ thần kinh…
Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị, không tự ý dùng thuốc hoặc thêm bớt liều lượng.
- Phẫu thuật trị đau khớp gối
Với trường hợp tổn thương khớp gối nghiêm trọng, không đáp ứng các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành một trong các phương pháp phẫu thuật:
Phẫu thuật nội soi sửa chữa tổn thương: Áp dụng cho trường hợp khớp gối bị tổn thương một phần nhỏ hoặc tổn thương xung quanh khớp.
Thay khớp gối bán phần: Áp dụng cho trường hợp ½ khớp gối bị tổn thương không thể phục hồi hoặc nếu không loại bỏ, tổn thương có thể lan sang vùng khác.
Thay khớp gối toàn phần: Áp dụng cho trường hợp khớp gối bị tổn thương hoàn toàn, không còn khả năng phục hồi.
Trong và sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như đau đớn, mất máu, nhiễm trùng, tổn thương cơ, xương, khớp vĩnh viễn… Vì vậy, người bệnh nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên môn, cân nhắc giữa yếu tố cơ hội và rủi ro trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Chữa đau khớp gối bằng Y học cổ truyền
Nhờ khắc phục được hạn chế của các phương pháp điều trị khác, chữa đau khớp gối bằng Y học cổ truyền dần trở thành hướng điều trị được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Đặc biệt, các bệnh nhân bị đau khớp gối do các nguyên nhân liên quan tới chuyển hóa, rối loạn miễn dịch, thoái hóa như viêm khớp, gout, thoái hóa khớp rất thích hợp với cách chữa này.